Logo Tư Vấn An Toàn Công Nghiệp

English

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

TỔNG QUAN
Phân loại lao động theo điều kiện làm việc là một khía cạnh quan trọng trong luật lao động mà bắt buộc các nhà máy sx phải thực hiện, nhằm đảm bảo quyền lợi và an toàn cho người lao động. Việc phân loại này giúp xác định mức độ nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm của từng công việc, từ đó đưa ra các chế độ đãi ngộ và bảo hộ phù hợp cho người lao động.
Phân loại lao động theo điều kiện làm việc có mục đích chính là:
  • Bảo vệ sức khỏe người lao động: Đảm bảo người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, giảm thiểu rủi ro tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
  • Đãi ngộ công bằng: Người lao động làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm hơn sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi như lương cao hơn, thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, bảo hiểm đặc biệt...
  • Tạo cơ sở pháp lý: Phân loại này là cơ sở để xây dựng các quy định pháp luật về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ làm việc đặc thù cho từng ngành nghề.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Điều 22 khoản 3 Luật ATVSLĐ.
- Điều 21  khoản 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC đối với người SDLĐ không thực hiện việc đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động
- Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định phương pháp đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
- Lập danh sách lao động, xác định chức danh nghề, công việc của NLĐ tại từng vị trí làm việc.
- Tổ chức khảo sát, tư vấn về điều kiện lao động, những yêu cầu cần thiết để đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động;
- Tiến hành việc đo những thông số cơ bản về môi trường lao động, tiến hành theo dõi, ghi chép các thông số ecgonomy như sự phù hợp của tư thế lao động, cường độ lao động, tâm sinh lý lao động … làm cơ sở phân tích, đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động (danh mục chỉ tiêu cần đo kèm theo).
- Tổ chức phỏng vấn, lắng nghe ý kiến của người lao động trực tiếp, của cán bộ quản lý để làm rõ tâm tư, nguyện vọng người lao động một cách khách quan để phản ánh với doanh nghiệp về thực trạng tình hình.
- Tổng hợp số liệu, phân tích số liệu, đánh giá mức độ môi trường lao động theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và căn cứ vào những quy định hoặc hướng dẫn hiện hành để khuyến nghị doanh nghiệp các giải pháp thực hiện bảo đảm quyền lợi người lao động theo đúng quy định hiện hành.
- Tổng hợp viết dự thảo báo cáo đánh giá gửi doanh nghiệp và tham gia cuộc họp đánh giá (thống nhất thời gian giữa hai bên) trước khi ban hành báo cáo đánh giá chính thức.

Việc thực hiện các công việc gồm đội ngủ chuyên gia và các kỹ thuật viên của PYP có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hộ lao động thực hiện

Hỗ trợ khách hàngChat với chúng tôi qua Zalo